Lạm Phát Tăng Và FED KHÔNG Giảm Lãi Suất |Tất Cả Con Đường Đều Dẫn Đến In Tiền

Tình hình thị trường

Chứng khoán Hoa Kỳ thứ tư (12/02-US) tiếp tục phân hóa, hai chỉ số Dow Jones và S&P 500 tiếp tục giảm, còn Nasdaq nghiêng về xu hướng tăng. Hợp đồng tương lai của chứng khoán tăng nhẹ ở cả ba chỉ số. Hợp đồng vàng tiếp tục tăng và đạt đỉnh mới quanh mức 2941 USD/ounce. Dầu giảm nhẹ về 70.78 USD/thùng.

Bitcoin trong ngày biến động giảm và tăng lại trong thời gian ngắn, giá vẫn quanh 96,000 USD. Nhiều altcoin lớn tăng nhẹ, một số lại điều chỉnh giảm. Vốn hóa thị trường crypto là 3.31 nghìn tỷ USD.

Các quỹ BTC spot ETF Hoa Kỳ đã tiếp tục có phiên thứ tư là dòng tiền rời khỏi với con số 251 triệu USD. Đây cũng là phiên giao dịch hiếm hoi quỹ IBIT của BlackRock có dòng tiền ra. Cùng chung xu hướng, ETH spot ETF cũng đã có dòng tiền rời khỏi 40.9 triệu USD.

Lạm phát Hoa Kỳ tăng trở lại

Tin khiến thị trường biến động là lạm phát CPI tháng 1 của Hoa Kỳ tăng cao hơn dự kiến, khiến Cục Dự trữ Liên bang (Fed) có khả năng trì hoãn việc cắt giảm lãi suất. Cụ thể, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 3% hàng năm, vượt dự báo 2.8% và cũng cao hơn mức 2.9% của tháng trước đó. CPI cốt lõi (không tính thực phẩm và năng lượng) cũng cao hơn dự kiến ở mức 3.3% hàng năm, cao hơn mức 3.1% ước tính và mức 3.2% tháng trước đó. Nhìn chung, lạm phát đã tăng trở lại những tháng gần đây.

FED có thể điều chỉnh lãi suất hoặc, mua/bán công trái phiếu để thu hoặc đẩy tiền vào thị trường. Hiện lãi suất đã ở mức cao trong lịch sử Hoa Kỳ, nên nếu FED tiếp tục tăng lãi suất dẫn đến nguy cơ suy thoái tài chính rất cao. Thêm vào đó, CPI tăng bởi đa số các mặt hàng đã tăng trở lại. FED đang rất khó trong việc ra quyết định với lãi suất trong cuộc họp tới. 

Sau khi có thông tin này, tổng thống Trump đã viết trên Truth Social: “LẠM PHÁT BIDEN TĂNG!”

Ông Trump đổ lỗi cho người tiền nhiệm Biden về việc lạm phát tại Mỹ gia tăng. Lý do bởi lạm phát tăng vẫn thuộc chính quyền Biden do có độ trễ trong dữ liệu lạm phát.

Trong lịch sử, cũng có những thời điểm lạm phát tăng trở lại trong xu hướng đi xuống. Nhiều người có góc nhìn tích cực như vậy và hy vọng tình trạng lạm phát tăng trở lại này chỉ là tạm thời. 

Bên cạnh lạm phát, ngày qua, chủ tịch FED Powell tiếp tục có phiên điều trần tại Hạ Viện. Trong buổi, ông đã nhắc lại những gì ông đã nói tại phiên điều trần trước đó ở Thượng viện về nền kinh tế và lạm phát. Ông thừa nhận rằng lạm phát đang tăng trở lại.

Về crypto, ông cũng tái khẳng định rằng các ngân hàng vẫn đang phục vụ khách hàng crypto và nhấn mạnh rằng FED không muốn cản trở các ngân hàng trong việc phục vụ những khách hàng hợp pháp. Đồng thời, ông khẳng định FED không thực hiện bất kỳ công việc nào nhằm hướng tới việc phát hành tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (CBDC).

Lãi suất thì sao?

Kỳ vọng về việc Fed cắt giảm lãi suất đang suy yếu sau khi Chủ tịch Jerome Powell thừa nhận rằng chỉ số lạm phát (CPI) cao hơn dự kiến, cho thấy Fed không thể nhanh chóng cắt giảm lãi suất.

Dữ liệu từ CME cho thấy đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên có thể bị hoãn đến tháng 9, thay vì tháng 6 như dự đoán trước đó.

Cùng lúc đó, lợi suất trái phiếu Kho bạc Hoa Kỳ kỳ hạn 10 năm tăng, tạo áp lực lên giá trái phiếu.

  • Lợi suất trái phiếu cao hơn làm cho trái phiếu hấp dẫn hơn, khiến một số dòng tiền rời khỏi chứng khoán và crypto.

  • Chi phí vay vốn tăng, ảnh hưởng đến lợi nhuận doanh nghiệp, làm cho cổ phiếu kém hấp dẫn.

Hiểu đơn giản, tỷ lệ lợi suất từ trái phiếu Kho bạc Hoa Kỳ được xem là mức lợi nhuận có rủi ro thấp nhất. Khi tỷ lệ này tăng lên, các nhà đầu tư sẽ điều chỉnh lại mức độ chấp nhận rủi ro khi đầu tư vào các tài sản khác. Lợi suất công trái phiếu tăng lên có thể khiến có một phần tiền rời khỏi các tài sản đi trở vào công trái phiếu. Điều này không tốt cho các tài sản và các nhà đầu tư tư không muốn thấy điều này.

BlackRock CEO: Bitcoin là tài sản Risk off

CEO của BlackRock, Larry Fink nói rằng :”BTC is a ‘Risk off’ asset”. Cụm từ “Risk off” asset ám chỉ một loại tài sản được nhà đầu tư coi là an toàn trong thời kỳ biến động hoặc bất ổn kinh tế. 

Khi thị trường rơi vào trạng thái “risk-off”, nhà đầu tư có xu hướng rút vốn khỏi các tài sản rủi ro cao (như cổ phiếu, startup) và chuyển sang tài sản ít rủi ro hơn, như trái phiếu chính phủ, vàng hoặc tiền mặt.

Khi Larry Fink gọi Bitcoin (BTC) là một “Risk off” asset, ông đang ám chỉ rằng Bitcoin có thể được xem là một tài sản trú ẩn an toàn, giống như vàng, trong bối cảnh kinh tế hoặc tài chính bất ổn. Điều này cho thấy một sự thay đổi trong cách nhìn nhận Bitcoin của giới tài chính truyền thống, từ một tài sản đầu cơ rủi ro cao sang một công cụ bảo toàn giá trị.

Với Thuận vẫn luôn coi BTC là một tài sản lưu trữ giá trị dài hạn chứ không chỉ trong một giai đoạn nào. Khi đặt cho BTC là một tài sản “Risk off” đôi khi sẽ khiến cho nhà đầu tư không thấy được bức tranh toàn cảnh, rộng hơn về giá trị dài hạn của BTC.

Xu hướng in tiền tiến tiếp diễn, tài sản tiếp tục tăng giá

Các thông tin về lạm phát, lãi suất, thuế quan khiến nhiều người lo lắng, và những yếu tố này có thể ảnh hưởng mạnh đến giá tài sản trong ngắn hạn. Tuy nhiên, khi nhìn về dài hạn, lịch sử đã cho thấy một xu hướng lặp đi lặp lại: mọi con đường cuối cùng đều dẫn đến việc in thêm tiền.

Dưới đây là một số những ví dụ về những tiền lệ trong quá khứ:

1. Bong bóng Dot-Com (2000)

Sự bùng nổ của cổ phiếu công nghệ dẫn đến làn sóng đầu cơ mạnh mẽ, khiến thị trường tăng vọt trước khi bong bóng vỡ. Hàng loạt công ty phá sản, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, nền kinh tế rơi vào suy thoái. Để kích thích tăng trưởng, FED hạ lãi suất, cung tiền được mở rộng và thị trường dần phục hồi, đưa tài sản quay trở lại đỉnh cao mới (ATH).

2. Khủng hoảng tài chính 2008

Hệ thống ngân hàng sụp đổ kéo theo làn sóng thất nghiệp, dẫn đến một cuộc suy thoái nghiêm trọng. Trước tình hình đó, chính phủ can thiệp bằng các gói cứu trợ tài chính, FED hạ lãi suất xuống mức gần bằng 0 và triển khai chương trình nới lỏng định lượng (QE). Kết quả? Thị trường phục hồi mạnh mẽ và tiếp tục thiết lập các đỉnh cao mới.

3. Đại dịch COVID-19 (2020)

Các biện pháp phong tỏa khiến doanh nghiệp đóng cửa, người lao động mất việc, nền kinh tế đình trệ. Để ứng phó, FED hạ lãi suất xuống mức thấp kỷ lục, trong khi chính phủ tung ra hàng loạt gói kích thích tài khóa bằng cách bơm tiền trực tiếp vào nền kinh tế. Điều gì xảy ra sau đó? Tài sản nhanh chóng phục hồi và lại lập ATH.

Và nếu một ngày nào đó…

Ngay cả trong một kịch bản viễn tưởng như người ngoài hành tinh xâm lược Trái Đất, chu kỳ này vẫn có thể lặp lại:

  • Chi tiêu quân sự tăng mạnh, chính phủ in tiền để tài trợ chiến tranh.

  • Nền kinh tế suy thoái do doanh nghiệp sụp đổ, chuỗi cung ứng gián đoạn.

  • Khi chiến tranh kết thúc, chính phủ lại tiếp tục hạ lãi suất, in thêm tiền để tái thiết.

Hệ quả cuối cùng? Lạm phát bùng nổ, nhưng tài sản vẫn phục hồi và lại đạt ATH.

Bài học rút ra, bất kể bong bóng tài chính, suy thoái hay khủng hoảng, phản ứng quen thuộc của FED vẫn luôn là hạ lãi suất và bơm thêm tiền vào hệ thống. Và như câu nói nổi tiếng: Khi trong tay bạn chỉ có cây búa, thì mọi thứ đều trở thành cây đinh”.

Nhiều người cho rằng nếu việc đầu tư chỉ đơn giản là hiểu rằng tiền luôn được in ra và tài sản sẽ tăng giá trong dài hạn, thì ai cũng sẽ giàu có. Tuy nhiên, điều này giống như việc ai cũng biết ăn uống điều độ và tập thể dục thường xuyên sẽ giúp duy trì sức khỏe, nhưng tỷ lệ béo phì trên thế giới vẫn tiếp tục gia tăng.

Không phải ai cũng có thể tuân thủ một chế độ ăn uống lành mạnh hay duy trì việc tập luyện thường xuyên, dù họ biết rõ điều đó là đúng và nên làm. Tương tự, trong đầu tư, tâm lý đóng vai trò quan trọng. Rất nhiều người hiểu về xu hướng dài hạn của thị trường nhưng vẫn không thể kiên nhẫn nắm giữ, dễ dàng hoảng loạn khi thị trường điều chỉnh và bỏ lỡ những cơ hội lớn.

Một số phản hồi cho rằng dù thị trường có xu hướng dài hạn như vậy, vẫn có ba câu hỏi không thể biết trước:

  • Khi nào bong bóng sẽ vỡ?

  • Liệu chúng ta có an toàn khi bong bóng vỡ?

  • Sau giai đoạn tái thiết, liệu chúng ta có giàu lên không?

Đây là những nỗi sợ khiến nhiều người chần chừ hoặc không dám tham gia vào thị trường. Tuy nhiên, nếu bạn có thể DCA (trung bình giá) và kiên nhẫn chờ đợi, thì cả ba vấn đề trên không còn quan trọng. Thời gian là lợi thế rất lớn.

Khi bạn trung bình giá đều đặn trong dài hạn và duy trì nguồn thu nhập để tiếp tục đầu tư, thời gian sẽ làm việc cho bạn. Những người kiên trì DCA qua nhiều chu kỳ thị trường luôn có lợi nhuận về dài hạn, bất chấp những biến động trong ngắn hạn.

Các thông tin khác:

  • Barron’s: JPMorgan Chase đã bắt đầu cắt giảm nhân sự tại Mỹ, bao gồm cả ở Houston, Texas bị sa thải. Ngân hàng dự kiến tiếp tục các đợt cắt giảm trong suốt năm 2025, với các đợt tiếp theo diễn ra vào giữa tháng 3, tháng 5, tháng 6, tháng 8 và tháng 9.

  • Eleanor Terrett – Fox Business: SEC và CFTC đang thảo luận về cách hợp tác trong quy định crypto, với một đề xuất là khôi phục ủy ban cố vấn chung CFTC-SEC, vốn đã ngừng hoạt động từ năm 2014. Quyền Chủ tịch CFTC Pham trước đây đã kêu gọi tái lập ủy ban này, cho rằng đây sẽ là một tín hiệu về cách tiếp cận hợp tác hơn của Mỹ đối với quy định về tài sản số.

  • 21Shares là quỹ đầu tiên nộp đơn lên SEC và đề xuất cho phép staking cho Ether ETF.

  • Dựa luật dự trữ Bitcoin tiểu bang của Arizona (Hoa Kỳ) vừa được Thượng viện Arizona thông qua, cho phép các cơ quan nhà nước chấp nhận thanh toán bằng crypto cho các khoản phạt, thuế và phí. Dự luật hiện được chuyển đến Hạ viện để phê duyệt. Arizona trở thành bang thứ hai có dự luật Bitcoin được thông qua tại một viện lập pháp. Khi được quốc hội bang phê duyệt hoàn toàn, bước cuối cùng là thống đốc ký ban hành để trở thành luật.

  • Thượng nghị sĩ bang Texas, Charles Schwertner đã đệ trình dự luật nhằm thành lập “Quỹ Dự trữ Bitcoin Chiến lược” cho tiểu bang. Hai tuần trước, Phó Thống đốc Texas Dan Patrick tuyên bố rằng ông sẽ ưu tiên dự luật này trong kỳ họp lập pháp năm 2025.

  • Dự luật Bitcoin của tiểu bang New York (NY SB 4728) đề xuất thành lập một nhóm nghiên cứu để đánh giá tác động của việc sử dụng tiền mã hóa trên diện rộng. Nội dung đánh giá sẽ bao gồm các công ty crypto hoạt động tại New York, ảnh hưởng đến nguồn thu thuế, tác động môi trường và nhiều vấn đề khác.

  • Matthew Sigel (@matthew_sigel), Trưởng bộ phận Nghiên cứu Tài sản Số tại VanEck (quản lý 114 tỷ USD), cho biết nhu cầu từ 20 dự luật Dự trữ Bitcoin tại Mỹ có thể khiến các bang mua hơn 242,787 BTC. Để so sánh, con số này tương đương khoảng một nửa lượng Bitcoin mà MicroStrategy đang nắm giữ.

  • Hiệp hội Tuần tra Xa lộ tiểu bang Wyoming (Hoa Kỳ) sẽ mua Bitcoin và tự lưu ký.

  • Ngân hàng Quốc gia Canada mua 2 triệu USD Bitcoin ETF. Ngân hàng Quốc gia Canada là một trong những ngân hàng lớn nhất tại Canada.

  • Metaplanet hoàn tất việc huy động 4.0 tỷ yên thông qua trái phiếu không lãi suất để mua thêm BTC.

  • BitGo, công ty đứng sau đồng WBTC, đang cân nhắc việc IPO vào nửa cuối năm 2025. Thành lập năm 2013, BitGo quản lý hơn 100 tỷ USD tài sản, xử lý khoảng 8% tổng giao dịch Bitcoin toàn cầu, và phục vụ trên 1.500 khách hàng tổ chức tại hơn 50 quốc gia.

► Tham gia các Sàn giao dịch với ưu đãi độc quyền cùng ThuanCapital

Bài viết cùng chủ đề:

MicroStrategy Lột Xác Thành StrategyB, Thuận Nghĩ Gì Về Tình Hình Hiện Tại?

Tình hình thị trường Chứng khoán Hoa Kỳ thứ tư (5/02-US) tiếp tục tăng ở hai chỉ số Dow Jones và S&P 500, còn Nasdaq không thay đổi. Hợp đồng tương lai của chứng khoán tiếp tục là xu hướng tăng. Giá hợp đồng vàng dù giảm nhẹ nhưng vẫn ở mức cao 2880 USD/ounce....

Tin Tốt – Tin Xấu Và Tâm Lý Trong Thị Trường | Tâm Sự Đầu Tư

Tình hình thị trường Chứng khoán Hoa Kỳ thứ năm (06/02) kết thúc với Dow Jones giảm 0.28%, S&P 500 và Nasdaq đều tăng. Hợp đồng tương lai của chứng khoán cho thấy xu hướng giảm. Hợp đồng vàng và dầu có tăng nhẹ lên quanh 2884 USD/ounce và 70.8 USD/thùng. Trong ngày qua, thị...

Tin Lớn: CPI, FED Điều Trần – Chiến Tranh Thương Mại Trung – Mỹ Và Ảnh Hưởng

Tình hình thị trường Chứng khoán Hoa Kỳ chủ nhật (09/02-US) với thị trường hợp đồng tương lai tăng ở cả ba chỉ số, trong đó Nas FUT tăng nhiều nhất 0.49%. Hợp đồng dầu có tăng nhưng vẫn mức ổn quanh 71.4 USD/thùng. Vàng tiếp tục tăng lên 2916 USD/ounce. Bitcoin ngày qua tiếp...

Thị Trường Tạm Thời Miễn Nhiễm Với Thuế Quan… NHƯNG Họ Sẽ Tìm Cách Lấy BTC Của Bạn

Tình hình thị trường Thứ hai tại Hoa Kỳ (ngày 10/02 – US), thị trường chứng khoán đóng cửa tăng ở cả ba chỉ số, Nasdaq tăng nhiều nhất 0.98%. Hợp đồng tương lai của chứng khoán điều chỉnh nhẹ. Dầu và vàng đều tăng lên lần lượt 72.7 USD/ounce và 2940 USD/thùng. Bitcoin ngày...

Chủ Tịch FED Điều Trần Trước Quốc Hội | SEC Tạm Dừng Cuộc Chiến Với Crypto?

Tình hình thị trường Chứng khoán Hoa Kỳ thứ ba (11/02-US) kết thúc phiên hai chỉ số Dow Jones và S&P 500 tăng nhẹ, còn Nasdaq giảm. Hợp đồng tương lai của chứng khoán nghiêng về xu hướng giảm nhưng không đáng kể. Dầu và vàng cũng điều chỉnh về 73 USD/thùng và 2919 USD/ounce....

Thị Trường Hồi Nhẹ Khi TT. Trump Làm Rõ Thuế Quan | Vàng ATH, S&P 500 Chuẩn Bị ATH

Tình hình thị trường Chứng khoán Hoa Kỳ phiên thứ năm (13/02-US), cả ba chỉ số đều kết thúc phiên tăng, riêng Nasdaq tăng nhiều nhất 1.5%. Hợp đồng tương lai của chứng khoán cũng là xu hướng tăng. Không ngoại lệ, vàng và dầu đều tăng lên lần lượt là 2959 USD/ounce và 71...

Các Quỹ Đầu Tư Đã Vào Vị Thế | Cập Nhật Tin Tức Về Crypto Của Chính Quyền Hoa Kỳ

Tình hình thị trường Chủ nhật tại Hoa Kỳ (16/02-US), thị trường hợp đồng tương lai của chứng khoán tăng nhẹ ở cả ba chỉ số. Hợp đồng dầu điều chỉnh nhẹ còn 70.6 USD/thùng. Vàng vẫn ở mức cao 2913 USD/ounce. Bitcoin vẫn quanh 95,000 USD đến 96,000 USD. Các altcoin có sự phân...

Giá BTC Dao Động Trong Ngày – Tình Hình Memecoin Đang Mất Kiểm Soát

Tình hình thị trường Chứng khoán Hoa Kỳ thứ ba (18/02-US) kết thúc phiên cả ba chỉ số đều tăng nhẹ. Hợp đồng tương lai của chứng khoán cùng xu hướng tăng. Vàng và dầu cũng tăng lên lần lượt 2951 USD/ounce và 72 USD/thùng. Bitcoin giữ quanh mức 95,000 USD đến 96,000 USD. Một...

Bitcoin Đang Ở Đâu Trong Chu Kỳ Tâm Lý Thị Trường | TT Trump Cam Kết Ủng Hộ Crypto

Tình hình thị trường Bitcoin ngày qua tăng nhẹ lên quanh 97,000 USD. Các altcoin phần lớn đều tăng nhẹ, một số đồng giảm không đáng kể. Nhiều đồng tăng trưởng trong ngày qua là những đồng coin layer-1 sau khi có những tin xấu của memecoin. Vốn hóa thị trường crypto ở mức 3.3...

Trong Một Thế Giới Điên Rồ, BTC 98.000 Usd Hay 1 Triệu USD Đều Hợp Lý

Tình hình thị trường Chứng khoán Hoa Kỳ thứ năm (20/02) kết thúc với sự điều chỉnh ở cả ba chỉ số Dow Jones, S&P 500 và Nasdaq sau nhiều phiên tăng. Hợp đồng dầu và vàng cũng giảm nhẹ quanh 72 USD/thùng và 2944 USD/ounce. Bitcoin tăng lên 98,000 USD. Nhiều altcoin vẫn tiếp...

Bão Táp Bybit Đã Qua, Ether Rollback? | Lá Thư Cuối Cùng Của Warren

Tình hình thị trường Chủ nhật (23/02), hợp đồng tương lai của chứng khoán Hoa Kỳ đã hồi nhẹ trở lại sau phiên giảm vào thứ sáu. Hợp đồng vàng cũng tăng lên mức cao 2954 USD/ounce. Hợp đồng dầu giảm về 70.2 USD/thùng. Bitcoin cũng đã giảm và hồi nhẹ về trên 95,000 USD...

Bitcoin Và Crypto Giảm Mạnh – Điều Gì Đã Xảy Ra?

Tình hình thị trường Thứ hai tại Hoa Kỳ (24/02-US), thị trường chứng khoán đóng cửa với Dow Jones gần như đi ngang, còn S&P 500 và Nasdaq đều giảm. Hợp đồng tương lai của chứng khoán cùng xu hướng giảm. Hợp đồng vàng giảm nhưng vẫn ở mức cao 2955 USD/ounce. Dầu quanh 70.8...

Bitcoin Điều Chỉnh Giảm: Cơ Hội Hay Rủi Ro | MicroStrategy Có Nguy Cơ Bị Thanh Lý?

Tình hình thị trường Chứng khoán Hoa Kỳ thứ ba (25/02) vẫn có sự phân hóa với Dow Jones tăng 0.37%, hai chỉ số còn lại đều giảm. Hợp đồng tương lai của chứng khoán tăng nhẹ. Hợp đồng dầu và vàng vẫn tăng lên 68.9 USD/thùng và 2923 USD/ounce, không thay đổi nhiều so...

Thị Trường Rơi Vào Tình Trạng Cực Kỳ Sợ Hãi – CEO Binance: BTC chỉ điều chỉnh tạm thời

Tình hình thị trường Chứng khoán Hoa Kỳ thứ tư (26/02) hồi phục nhẹ ở chỉ số Nasdaq, còn Dow Jones vẫn giảm và S&P 500 đi ngang. Hợp đồng tương lai của chứng khoán tăng nhẹ. Giá vàng giảm về 2902 USD/ounce. Dầu ở mức 68.8 USD/thùng. Bitcoin ngày qua đã có thời điểm...